Kiến thức y tế học đường

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường


Công dụng của cây ngò gai trong cuộc sống hằng ngày

Rau ngò ôm, ngò gai là cặp rau thơm đi kèm nhiều nhất trong các món ăn Việt Nam như canh chua, lẩu, phở, chân giò giả cầy...

Ngò ôm mọc dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng lúa. Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu tưới nhiều nước; khi đó rau mọc thành bụi, thu hái toàn cây quanh năm. Ngò ôm có hương vị nằm giữa chanh và thì là. Rau ngò ôm chứa tinh dầu có thành phần flavonoid và tanin nên có tính kháng khuẩn và chống oxy hóa cao.

Trong y học cổ truyền, ngò ôm được dùng để chữa trị sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng. Có thể dùng tươi hoặc phơi sấy khô làm thuốc. Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngò ôm có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt. Theo GS Đỗ Tất Lợi, rau ngò ôm ngoài những tác dụng trị liệu kể trên còn được dùng để đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

Lưu ý: Rau ngò ôm có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa, vì thân rau có nhiều lông và thường mọc ở ao hồ bị nhiễm bẩn, rất khó rửa sạch để diệt hết vi khuẩn.

Rau ngò ôm hay còn gọi là rau ngổ, thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um... Đây là loại rau gia vị rất quen thuộc trong món canh chua ở miền nam và giấm cá ở  miền bắc. Trong y học cổ truyền VN và nhiều quốc gia khác, rau ngổ còn là một có khá nhiều công dụng kì diệu trong chữa bệnh.

Rau ngò ôm được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng. Rau ngò ôm có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao

Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, Lấy rau ngò ôm sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch, sẽ có tác dụng giải độc, tiêu sưng cho các vết rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng.

Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, nấm ngứa... Hay để chữa sổ mũi. Để chữa sạn thận,thì dùng 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.

Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.

Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.

Theo các thầy thuốc, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, đường tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... Dưới đây là một số công dụng của cây rau ngổ.

-Trị sỏi thận: Dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).

- Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.

- Trị cảm ho: Sắc khoảng 20 g cây tươi, uống.

- Trị rắn cắn và trị sạn thận: Lấy từ 50 - 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.

Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh. Món canh chua cá lóc nấu rau ngổ được chế biến như sau: Cá lóc làm sạch, cắt khúc ra ướp cho thấm với bột nêm, nghệ tươi giã dập, tiêu bột, hành tím. Lặt và rữa thật sạch rau ngổ để ráo. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó cho cá đã ướp vào tao cho thơm. Tiếp tục cho nước sôi (vừa đủ) vào soong đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì cho măng chua, khế, cà chua vào nấu tiếp. Khi nồi canh sôi lại vài dạo thì nhắc soong xuống bếp và cho tiếp rau ngổ, hành lá vào soong và nêm nếm lại cho vừa ăn.

Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc trị bệnh cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.

Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...

Để làm thuốc, người ta thường thu hái về rửa sạch, thái ngắn để dùng tươi hoặc phơi khô để dành. Rau ngổ có vị chua cay hơi se, tính mát, mùi thơm, trong cây có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.

Trong y học cổ truyền, rau ngổ được dùng để chữa trị sạn thận, làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng.

Một số nghiên cứu dược học tại Việt Nam cho thấy rau ngổ có độc tính không đáng kể và độ sử dụng an toàn khá cao, có tác dụng lợi tiểu, giãn cơ, chống co thắt.

Tác dụng giãn cơ làm mất cơn đau bụng, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài, nhờ đó bệnh nhân có thể tiểu ra những viên sỏi nhỏ.

Rau ngổ thường dùng để chữa sỏi thận, tiểu ra máu, băng huyết. Theo y học Vệ đà của Ấn Độ, rau ngổ có tác dụng sát trùng, thông mật, lợi tiểu, thông tiện, kích thích tiêu hóa, chống nôn, tăng tiết sữa cho sản phụ sau sinh, làm hạ sốt. Rau ngổ còn chữa chứng chán ăn, khó tiêu và tiểu són.

Rau ngổ được ghi nhận có tác dụng giải độc, tiêu sưng nên dùng chữa rắn độc cắn, vết cắn sưng phồng. Lấy khoảng 20-40 gr sao vàng sắc nước uống, còn đắp lá tươi giã nát lên vết thương sau khi rửa sạch. Y học Trung Quốc cũng ghi nhận bài thuốc này chữa các bệnh ngoài da, herpes mảng tròn, nấm ngứa..., uống trong và kết hợp rửa ngoài.

Để chữa sổ mũi, ho, ho gà, 15-30 gr rau ngổ sắc nước uống. Chữa sạn thận, 20-30 gr tươi giã nhỏ, thêm nước vào vắt lấy nước uống.

Người dân Malaysia và Indonesia cũng dùng rau ngổ làm thuốc lợi tiểu, chữa những cơn đau thắt bụng, hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết loét. Ngày dùng 10-16 gr dưới dạng thuốc sắc hay viên hoàn.

Để trị rắn cắn, có thể lấy rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, lấy nước bôi và rửa vết thương, sau đó dùng bã đắp vào chỗ rắn cắn.

Rau ngổ còn gọi là rau om, thuộc họ hoa mõm sói, là loài cây thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn không cuống, mọc đối hay mọc vòng 3, có khi 5 lá, mép lá hơi có răng cưa thưa. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. Rau ngổ thường mọc hoang ở ruộng nước, vũng lầy và rất dễ trồng; vị chua cay, hơi se, tính mát, thơm. Nó có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu, chống độc, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên thường được sử dụng để trị sỏi thận, đái ra máu, chữa băng huyết. Rau có tính giải độc, tiêu viêm nên được dùng để chữa trị rắn cắn, trị bệnh ngoài da.

Các bài thuốc:

- Rau ngổ 20-30 g, giã nát, cho thêm nước sôi nguội, chắt lấy nước uống hằng ngày để trị sỏi thận:

- Rau ngổ khô 20-40 g sao vàng, sắc lấy nước uống 4-5 ngày liền, dành cho người bị rắn cắn.

- Rau ngổ tươi 15-20 g, kiến cò 25 g, giã nát, cho thêm 20-30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống để chữa rắn cắn, còn bã đắp lên vết thương.

- Rau ngổ 15-30 g sắc lấy nước uống hằng ngày để trị sổ mũi, ho.

- Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.

Rau ngổ thường sống nổi hoặc ngập nước ở các ao hồ, cây thường dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn, phân nhiều cành. Lá hình trái xoan, mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân cây mép có răng cưa, lá thường dài 2 đến 5cm, rộng 4mm đến 1cm. Cụm hoa hình đầu không cuống màu trắng, hay màu lục nhạt.

Thành phần hóa học: trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protit, 1,2% gluxit, 2,1% xenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten.

Bộ phận dùng: Toàn thân cây, nhân dân ta thường hái lá non rau ngổ ăn sống, ăn với phở hoặc nấu canh chua.

Công dụng: Theo sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Giáo sư Đỗ Tất Lợi). Người ta thường dùng rau ngổ để chữa các trường hợp ăn uống khó tiêu, đầy tức bụng, thổ huyết, băng huyết. Giã cây tươi đắp những nơi sưng tấy.

Theo kinh nghiệm điều trị trên lâm sàng tôi thường dùng cây rau ngổ để điều trị các chứng bệnh sau:

Tiểu tiện không thông, đái dắt, viêm đường tiết niệu, đau tức vùng bụng dưới (Bàng quang), vôi hóa tiền liệt tuyến, phì đại tiền liệt tuyến, đau quặn thận do sỏi thận, dùng toàn cây non của rau ngổ khoảng 40 – 60g, rồi dã nhỏ hoặc bỏ vào máy xay sinh tố, chế thêm một ly nước sôi để nguội, vắt lấy nước và cho thêm ít hạt muối để uống. Nhớ nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ để diệt trứng sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).

Cách dùng: Một ngày uống 2 - 3 lần sau bữa ăn, mỗi lần một ly 50ml.

Thời gian dùng từ 5 - 30 ngày liên tục (đây là kinh nghiệm đã chỉ cho nhiều người dùng điều trị và đạt kết quả tốt).

Rau ngổ còn gọi là cây rau om, ngổ trâu, thường mọc hoang ở ruộng nước, vùng lầy, có tác dụng trị sỏi thận, rắn cắn, đầy hơi, sổ mũi...

Theo đông y, rau ngổ có tính mát, vị chua, cay, mùi thơm, có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giải độc do ngộ độc thức ăn, làm giãn cơ ruột, giãn mạch, tăng lọc ở cầu thận nên dùng để trị sỏi thận rất tốt. Ngoài ra, rau ngổ được dùng để trị chứng tiểu ra máu, băng huyết, bệnh lở ngứa ngoài da do phát ban, trị rắn cắn…

Trị viêm tấy đau nhức:lấy 1 nắm rau ngổ tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.

Trị ho, sổ mũi:lấy 15 - 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.

Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu:lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.

Trị sỏi thận:lấy 20 - 30 grrau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hằng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.

Trị rắn cắn:lấy 15 - 20 gr rau ngổ tươi, 25 gr kiến cò, giã nát 2 vị trên, thêm 20 - 30 ml rượu trắng, chắt lấy nước uống, còn bã đắp vào vết cắn. Hoặc lấy 20 - 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 - 5 lần liền.

Nguồn: http://www.suckhoecongdong.com


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  926,284       1/523