Tin tức

Bằng tiến sĩ phải được thế giới công nhận

Đã làm khoa học, để nhận học vị TS (đích thực) đương nhiên phải chấp nhận khó khăn, thử thách

 

Về dự kiến những quy định mới của Bộ GD-ĐT nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo tiến sĩ, tôi xin có 1 số ý kiến sau. Tôi hoàn toàn đồng tình với 2 điểm trong quy định mới:

 

Yêu cầu xét tuyển đầu vào NCS phải đạt ít nhất 450 điểm TOEFL (hoặc 1 trong 5 ngôn ngữ chính dùng trong Liên hợp quốc: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, với thi cấp chứng chỉ quốc tế trình độ tương đương TOEFL 450). Đây không phải là “rào cản” nào đó mà là yêu cầu tối thiểu đối với bất kỳ 1 NCS nào (không có ngoại lệ).

 

Vì nhiều tiến sĩ tương lai ở VN không thể đọc được tài liệu nước ngoài và không thể giao tiếp tối thiểu trong các hội nghị khoa học quốc tế và như vậy, đương nhiên họ không thể biết được những gì họ làm có trùng lặp (kiểu phát minh ra cái xe đạp) với các công trình trên thế giới đã làm hay không… Yêu cầu TOEFL 450 thực ra cũng chẳng phải là yêu cầu cao siêu gì lắm đối với 1 người làm luận án TS, nhưng ít ra còn hơn chán những cuộc “thi” đầu vào trình độ C do cơ sở đào tạo tự tổ chức, tự coi thi (vừa đá bóng vừa thổi còi) mà chất lượng thực của những cuộc thi đó không nói ra ai từng “thi” cũng đã biết.

 

Yêu cầu NCS bắt buộc phải có 1 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế (có phản biện, hội đồng biên tập) quả là không đơn giản, nhưng nếu không làm như vậy thì chắc chắn việc ra lò đều đều hàng nghìn "Tiến sĩ giấy" là điều không tránh khỏi.

 

Ngay cả trên thế giới, đã làm khoa học, để nhận học vị TS (đích thực) đương nhiên phải chấp nhận khó khăn, thử thách, vào làm NCS đâu phải chỗ để nghỉ ngơi dưỡng sức rồi kiếm cái bằng dởm cốt để thăng quan tiến chức? Về các tạp chí khoa học có uy tín, ở từng ngành, ở mỗi quốc gia, họ đều có danh sách cả, cái này Bộ GD-ĐT cần là cơ quan đầu mối, cử cán bộ chuyên trách rà soát danh sách các tạp chí khoa học quốc tế là xong.

 

Tóm lại, đã không biết ngoại ngữ ở mức TOEFL tối thiểu 450 điểm (dù hầu hết NCS đều đã tốt nghiệp thạc sĩ có chứng chỉ Anh C “nội”), không có gì mới để công bố trên tạp chí khoa học quốc tế, thì tốt nhất đừng “làm” TS nữa (như lời Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân).

 

Có phải thầy lo hơn trò?


 

Một điểm tôi chưa đồng tình với qui chế mới mà bạn Bùi Phong đã nêu: “... Đó là việc thầy sợ trò không hoàn thành luận án tiến sĩ hơn cả trò. Nguyên nhân của việc này là quy định để các thầy làm hồ sơ phong phó giáo sư hoặc giáo sư là phải hướng dẫn bao nhiêu thạc sĩ, bao nhiêu tiến sĩ. Vô hình trung, các thạc sĩ và tiến sĩ trở thành đối tượng mà nhiều thầy cần. Các thầy sẽ cố gắng cho họ tốt nghiệp hay bảo vệ thành công bằng nhiều cách khác nhau. Tất nhiên, nhiều cách không qua học vấn. Như vậy, qui định này là một việc hết sức phi lý.” Tóm lại, có phải như có người thường nói: Thi và học thạc sĩ, tiến sĩ ở VN còn dễ hơn thi đại học, liệu chúng ta có nên để tình trạng đó tiếp diễn? Hoàng Tuấn, Hà Nội, email: uongnuocbenbosuoi@...
 

Bằng tiến sĩ phải được thế giới công nhận


 

Tiến sĩ là nhà khoa học, do đó phải có cái mới. Bằng tiến sĩ phải được thế giới công nhận. Luận án tiến sĩ phải được đăng trên tạp chí toàn cầu để các nhà khoa học thế giới phản biện. Theo tôi, bằng tiến sĩ chỉ có giá trị trong thời gian nhất định, ví dụ 5 năm. Trong 5 năm đó, tiến sĩ  phải có ít nhất là một công trình khoa học ở tầm cỡ nhất định. Nếu không thì bằng hết giá trị. Đào tạo không nên chạy theo số lượng mà quan tâm đến chất lượng. Tr.N.Quan, Nghệ An, email: trn.quan@...


Tiến sĩ làm gì?

 

Những năm gần đây, nói nhiều về chuyện đào tạo tiến sĩ, trọng dụng người tài... Tuy nhiên, thực tế, những tiến sĩ giỏi về vẫn chẳng cải biến gì. Dù nước ngoài công nhận (thậm chí là được học bổng), vẫn phải ký những hợp đồng lao động vô hồn. Chính vì vậy, hầu hết các tiến sĩ khá, giỏi không về nước, vì người ta đã được nhận làm việc ở nước ngoài với điều kiện vô cùng thuận lợi, được trọng dụng thực sự... Những người về, chủ yếu do gia cảnh hoặc bố mẹ bắt về nước. Bắt con về rồi, nhiều bố mẹ lại phải xót xa, biết thế để con yên thân ở nước ngoài. Thật buồn cho sự học ngày nay. Email: anhkiet6038@...
 

Phải có chiến lược và lộ trình trong đào tạo tiến sĩ


Tôi cho rằng, nếu chúng ta lấy chỉ tiêu quá cao của các nước tiên tiến áp dụng vào VN lúc này là không ổn bởi các lý do sau: Chất lượng đào tạo của chúng ta từ ngày học phổ thông là kém, chỉ việc đáp ứng với thực tế tại VN cũng chưa đạt, vậy, lấy chuẩn của nước ngoài vào là không phù hợp. Chúng ta phải xem thực tế của Việt Nam chúng ta cần tới đâu, bởi vì đào tạo quá cao với thực tế thì cũng rất khó cho người học. Vì vậy, việc đào tạo tiến sĩ có chất lượng đòi hỏi phải có tính chiến lược và phải có lộ trình từng bước trong một khoảng thời gian, chúng ta tính ít nhất cũng phải bắt đầu tính từ học sinh phổ thông cơ sở trở lên. Nếu không, chúng ta chắc chắn sẽ thất bại. Nếu không tin, năm 2009 đưa vào thực hiện chắc chắn chúng ta thấy sẽ rất ít người có khả năng đạt được chuẩn vào làm NCS. H.H, Hà Nội.

VietNamNet

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        8,422,235       6/533