Hoạt động

Khởi động chương trình đưa khoa học công nghệ phát triển nông nghiệp huyện Vĩnh Cửu

Trở lại huyện Vĩnh Cửu sau gần 2 tháng làm việc cùng lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai và lãnh đạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai về việc Đại học Lạc Hồng giúp đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cửu. Lần này, đoàn cán bộ, giảng viên của Đại học Lạc Hồng gồm: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân (lĩnh vực Kinh tế); Tiến sĩ Lê Phương Trường, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn và Thạc sĩ Đỗ Bình Nguyên (lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí chế tạo); Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long, Tiến sĩ Cao Văn Dư và Thạc sĩ Lê Phú Đông (lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học, Môi trường) đã có chuyến thực địa tại 2 điểm của địa phương là Doanh nghiệp Trọng Khôi và Xã Hiếu Liêm.

Đại học Lạc Hồng đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cữu

Chủ tịch xã Hiếu Liêm (trái) hướng dẫn bản đồ nơi đầu tư công trình thủy lợi tưới tiêu của Huyện

Tiếp và hướng dẫn đoàn có Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Vĩnh Cửu và Ông Lê Văn Hởi – Chủ tịch xã Hiếu Liêm. Trong buổi thực địa, các tiến sĩ đã trực tiếp tìm hiểu 2 địa điểm: Doanh nghiệp Trọng Khôi (cơ sở chăn nuôi bò và trồng cam quýt) và địa bàn Xã Hiếu Liêm (nơi đầu tư công trình thủy lợi tưới tiêu của Huyện)

Trước tình hình thực tế tại Xã Hiếu Liêm, chính quyền sở tại đề nghị đoàn nghiên cứu hướng dẫn người dân sử dụng nước thủy từ công trình thủy lợi tưới tiêu của Huyện, đồng thời cải tiến béc phun không bị nghẹt khi sử dụng nguồn nước sông có phù sa.

đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cữu

Nhóm nghiên cứu của Đại học Lạc Hồng tiến hành khảo sát thực địa

Ngay sau khi khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu tại Đại học Lạc Hồng đã thống nhất đề ra một số giải pháp sẽ bắt tay vào thực hiện theo điều kiện và nhu cầu của địa phương.

Trong lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí chế tạo, nhóm sẽ chế tạo bộ điều áp để phù hợp với hệ thống thủy lợi của xã và cải tiến béc phun giảm nghẹt béc khi tưới. Điều này gúp người dân vừa tiết kiệm chi phí trong việc thường xuyên thay hệ thống ống dẫn cũng như sức lao động.

đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cữu

Nhóm nghiên cứu Lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí chế tạo khảo sát hệ thống thủy lợi của xã Hiếu Liêm

Đối với Doanh nghiệp Trọng Khôi, cần đến sự hỗ trợ của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực Hóa học Môi trường. Qua đó, Thạc sĩ Lê Phú Đông sẽ áp dụng công nghệ tách phân bò hiện tại thành hai dạng rắn và lỏng. Phân bò dạng rắn sau khi đã phân tách sẽ không còn mùi hôi, giàu chất hữu cơ, tơi, xốp có thể bón cho cây trồng, đem lại hiệu quả cao. Nước thải sau khi tách được thu hồi xử lý theo công nghệ sinh học và tận dụng làm nguồn nước tưới cho cỏ hoặc các loại cây trồng khác trong trang trại, đồng thời thu được một nguồn năng lượng lớn đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của trang trại.

Đối với hướng thực hiện này, Thạc sĩ Lê Phú Đông chia sẽ: “Ưu điểm của công nghệ so với thực tế của trang trại hiện tại sẽ giải quyết được một số vấn đề như: giảm mùi hôi tại chuồng trại; hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh của bò vì chuồng trại sẽ luôn khô ráo, sạch sẽ; rút ngắn thời gian ủ phân xuống còn một nửa; thu hồi nước thải và tái sử dụng; tạo được nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu sử dụng; chi phí áp dụng công nghệ thấp; đặc biệt, phân bò sau phân tách có thể điều chỉnh được độ ẩm và độ tơi, xốp ở mức phù hợp; với việc áp dụng công nghệ tiên tiến trên sẽ giúp trang trại nâng cao hiệu quả kinh tế với việc thu hồi và tái sử dụng chất thải một cách triệt để, nâng cao hiệu quả kỹ thuật, đồng thời giảm mức độ ô nhiễm và thân thiện với môi trường.”

đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại huyện Vĩnh Cữu

Nhóm nghiên cứu Lĩnh vực Hóa học Môi trường khảo sát khu vực trang trại của Doanh nghiệp Trọng Khôi

Cũng trong lĩnh vực này, Tiến sĩ Cao Văn Dư sẽ tiến hành thử nghiệm, triển khai thuốc bảo vệ thực vật không độc hại (ứng dụng Công nghệ Nano) nhằm trị bệnh do nấm gây bệnh trên cây cam, quýt, bưởi,...; thử nghiệm và triển khai chất giữ ẩm chống hạn, tiết kiệm nước cho cây trồng; đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai khả năng làm tăng vị ngon của cây cam, quýt, bưởi trên địa bàn.

Được sự tín nhiệm của chính quyền sở tại, việc đoàn cán bộ nghiên cứu của Đại học Lạc Hồng hết lòng hỗ trợ của chính quyền sở tại trong việc đưa khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp tại địa phương sẽ sớm đạt gặt được kết quả như ý.

D.Nhi - P.Trường

khoa học, công nghệ, nông nghiệp, địa phương


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        12,531,370       1/803