Tin tức & Sự kiện

Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) – cơ hội và thách thức cho thị trường tài chính Việt Nam

 

Sáng nay ngày 17 tháng 12 năm 2015 Khoa Tài chính - Kế toán Trường đại học Lạc Hồng đã tiến hành tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ tháng 12 lần 2

Đến tham dự buổi sinh hoạt có Ts. Nguyễn Quốc Huy - Phó trưởng khoa Tài chính - Kế toán, Ths. Nguyễn Cao Quang Nhật - Trưởng bộ môn tài chính doanh nghiệp,Ths. Nguyễn Văn Dũng - Trưởng bộ môn lý thuyết tài chính tiền tệ, Ths, Nguyễn Thị Ngọc Diệp - Trưởng bộ môn ngân hàng. và các thầy cô trong các tổ bộ môn.

Tại buổi sinh hoạt chuyên môn Ths. Nguyễn Cao Quang Nhật đã trình bày về nội dung “CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM". Như chúng ta đã biết các quốc gia khu vực Đông Nam Á đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) và sẽ chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015.

Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN. ´Ý tưởng đó được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC). Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tháng 1/2007 các nước ASEAN đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN từ 2020 xuống 2015.

QUY MÔ KINH TẾ CỦA KHỐI ASEAN

Là một trong các khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới, tỷ trọng GDP của ASEAN trong nền kinh tế thế giới đã tăng từ 3,18% năm 2013 lên 3,33% năm 2014.  Quy mô nền kinh tế ASEAN hiện bằng khoảng 15% GDP của Mỹ, trong khi 10 năm trước chỉ bằng 7% nền kinh tế lớn nhất thế giới.

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Việt Nam có cơ hội thu hút đầu tư trức tiếp nước ngoài. ANZ ước tính ASEAN có thể nâng TM nội khối lên đến 1.000 tỷ USD vào 2025. FDI vào ASEAN có thể lên đến 106 tỷ USD năm 2025. Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn. AEC sẽ giúp VN cải thiện tốt về môi trường đầu tư, dòng vốn FDI sẽ chảy vào VN tăng mạnh. Tự do hóa đầu tư, tự do hóa dòng vốn sẽ tạo điều kiện phát triển TTTC sâu, giúp các DN Việt Nam phát triển bền vững. Chính sự tự do luân chuyên vốn đầu tư sẽ có tác động tích cực đến phát triển hệ thống tài chính VN. Quy mô thị trường chung và TTCK sẽ tăng lên đáng kể.

Tác động tích cực tới quá trình cải cách thuế và cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam

Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sp dịch vụ tài chính, đáp ứng nhu cầu về vốn. Nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu đến 70% định chế tài chính Việt Nam.

Tăng cường mức độ thâm nhập và phục vụ của ngành tài chính – ngân hàng. Nhiều ngân hàng trong ASEAN đã thâm nhập vào VN: Kasikorn của Thái Lan, Ngân hàng Phát triển Singapore, Maybank của Malaysia,…

Giúp các DN trong lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán của VN có thể mở rộng thị phần, tiếp cận công nghệ quản trị tiên tiến. Giúp ngành bảo hiểm phát triển thêm nhiều sản phẩm bảo hiểm mới dành riêng cho thị trường ASEAN. Hưởng lợi đáng kể từ dòng chảy lao động và dịch vụ logistic giữa các nước ASEAN.

 Cán cân thương mại giữa Việt Nam và ASEAN tiếp tục bị thâm hụt.

Tính đến tháng 7/2013, VN đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0-5%. Trong tương lai hàng hóa của các nước ASEAN sẽ tràn ngập thị trường nước ta.

 Cạnh tranh trên thị trường tài chính – ngân hàng sẽ khóc liệt hơn. Khi mục tiêu tự do luân chuyển dịch vụ trong AEC được thực hiện hóa, các quốc gia ASEAN 6 sẽ được hưởng lợi. Các ngân hàng Singapore và Malaysia rất tích cực mở rộng phạm vi. Thách thức về quản lý dòng vốn. Sự gia tăng dòng vốn nước ngoài vào VN làm tăng mối lo về bong bóng giá tài sản và làm tăng mối lo nguy cơ rút vốn đột ngột. Quy mô lớn sẽ là nguyên nhân gây mất ổn định đối với TTTC Việt Nam.

 Ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Nguồn thu thuế từ hoạt động XNK của VN luôn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 20-25% ngân sách. Cắt giảm thuế sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.

Qua buổi trao đổi chuyên môn các thầy cô đã trao đổi tìm hiểu sâu hơn về Asean và Cộng đồng kinh tế chung và những ảnh hưởng của nó đối với thị trường tài chính, qua đó giúp cho các giảng viên hiểu sâu hơn về sự hội nhập này.

Một số hình ảnh.

Khoa Tài Chính - Kế Toán

Asean, Lạc Hồng, Chuyên môn


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        2,994,676       1/671