Lịch trình đào tạo

Khoa Công nghệ Thông tin  »  Đào tạo  »  Lịch trình đào tạo


Thông tin chi tiết về các ngành đào tạo thuộc Khoa Công nghệ thông tin - LHU

 

I. Thông tin chung về các ngành Tuyển sinh

Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Lạc Hồng  thực hiện tuyển sinh năm học 2023-2024 với 04 chuyên ngành như sau:

1. Công nghệ thông tin - Mã ngành: 7480201

2. Thương mại điện tử - Mã ngành: 7340122.

3. Trí tuệ nhân tạo - Mã ngành: 7480107

4. Truyền thông đa phương tiện - Mã ngành: 7320104

Các phương thức xét tuyển vào Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Lạc Hồng:

Học phí dự kiến cho sinh viên Khoa Công nghệ thông tin:16.000.000 đến 16.500.000 VNĐ/1 học kỳ, một năm học có 02 học kỳ.

Cam kết học phí không tăng trong suốt quá trình học của sinh viên.

Mọi chi tiết thắc mắc học sinh, sinh viên, phụ huynh có thể liên hệ với Khoa Công nghệ thông tin như sau:

SĐT: 0886.952.251 hoặc 02513.952.251

Email: cntt@lhu.edu.vn

---------------------------------------------------------------------------

II. Thông tin chi tiết về các ngành đào tạo

1. Công nghệ thông tin

  • a. Thời gian đào tạo:
  •    - Đại học: 4 năm
  •    - Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 1,5 năm
  •    - Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: 2 năm
  •    - Văn bằng 2: 2 năm
  • b. Công nghệ thông tin là gì?
  • Công nghệ thông tin hiểu theo nghĩa rộng là việc sử dụng máy tính và phần mềm máy tính vào việc tạo ra, xử lý, lưu trữ và truyền dẫn thông tin. Theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên sâu tùy theo chuyên ngành mình lựa chọn như: Kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông.
  • c. Ngành Công nghệ thông tin học những gì?
  • Sinh viên theo học ngành Công nghệ thông tin được trang bị khối kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên như: Mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm,… Đồng thời, sinh viên được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như: Kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông.
  • d. Học ngành Công nghệ thông tin làm việc ở đâu?
  •    - Công ty, tập đoàn về công nghệ thông tin;
  •    - Công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị máy tính;
  •    - Công ty cung cấp giải pháp tích hợp;
  •    - Công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng;
  •   - Làm việc tại Bộ phận Quản trị, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực khác như: Kinh tế, y tế, giáo dục, xã hội, ngân hàng, thể thao, giải trí,…
  •    - Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung học phổ thông, trung tâm có đào tạo Công nghệ thông tin,…
  • e. Học ngành Công nghệ thông tin bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?
  •    - Cẩn thận; có tư duy logic; kiên trì và nhẫn nại; ham học hỏi, trau dồi kiến thức; kỹ năng làm việc nhóm;
  •    - Khả năng làm việc dưới áp lực cao; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tư duy sáng tạo; ngoại ngữ tốt;
  •    - Nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với công nghệ mới và quan trọng hơn cả là niềm đam mê công nghệ thông tin.
  • f. Ngành Công nghệ thông tin xét tuyển bằng phương thức nào? 
  •    - Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia;
  •    - Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm;
  •    - Phương thức 3: Xét tuyển bằng (điểm học kỳ cao nhất lớp 10 + điểm học kỳ cao nhất lớp 11 + điểm học kỳ 1 lớp 12) ≥ 18 điểm;
  •    - Phương thức 4: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm;
  •    - Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm;
  •    - Phương thức 6: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia;
  •    - Phương thức 7: Xét tuyển thẳng Đại học.
  •  g. Tổ hợp môn xét tuyển ngành Công nghệ thông tin gồm:  
  •    - Toán, lý, hóa (A00)                      
  •    - Toán, lý, anh văn (A01)
  •    - Toán, văn, anh văn (D01)            
  •    - Toán, văn, hóa (D07)
  • h. Tài nguyên
  •    - Tài liệu tham khảo
  •    - Giáo trình bài giảng
  •    - Phòng máy
  •    - Phòng Thực hành Cisco 

-----------------------------------------------

  • 2. Trí tuệ nhân tạo
  • a. Mã ngành: 7480107

    b. Thời gian đào tạo: Đại học: 4 năm

    c. Trí tuệ nhân tạo là gì?

    Trí tuệ nhân tạo hiểu đơn giản là trí thông minh được thể hiện bằng máy móc do con người tạo ra, có thể giao tiếp với ngôn ngữ tự nhiên của con người. Ngành Trí tuệ nhân tạo tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI) vào lập trình robot, hướng đến sự “thông minh” của bộ não robot và các hệ thống tự động sử dụng robot thông minh phục vụ đời sống.

    Ngành Trí tuệ nhân tạo luôn là một ngành học cực kỳ hấp dẫn và sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai. Cơ hội làm việc của ngành học này cũng sẽ là lí do thu hút các bạn thí sinh chọn theo học. 

    d. Ngành Trí tuệ nhân tạo học những gì?

    Sinh viên theo học ngành Trí tuệ nhân tạo sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về khoa học máy tính, hệ cơ sở dữ liệu và công nghệ điện tử - viễn thông; tin học kỹ thuật; quản trị học, đại số tuyến tính,...

    Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị kiến thức chuyên ngành về trí tuệ nhân tạo; các phương pháp tính toán của trí tuệ nhân tạo; xử lý ngôn ngữ tự nhiên; am hiểu ngôn ngữ lập trình; quy trình phát triển phần mềm theo ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Đặc biệt, là trí tuệ nhân tạo trong lập trình và điều khiển robot; có khả năng lập trình phần mềm và robot ứng dụng trí tuệ nhân tạo,... để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

  • f. Học ngành Trí tuệ nhân tạo học làm việc ở đâu?

    Sinh viên ngành Trí tuệ nhân tạo sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm những công việc như:

    • - Kỹ sư phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo; thiết kế, chế tạo và lập trình robot.
    • ​- Kỹ sư phát triển, vận hành hệ thống tự động hóa tại các công ty, doanh nghiệp.
    • - Chuyên viên phân tích kinh doanh (xử lý dữ liệu theo hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo).
    • - Nghiên cứu chuyên sâu và giảng dạy các lĩnh vực liên quan đến trí tuệ nhân tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu.
    • - Trở thành các nhà quản lý hoạt động kinh doanh các thiết bị sử dụng cho robot hệ thống.
    • ​- Làm việc tại những doanh nghiệp về kinh doanh thiết bị chế tạo robot.
    • g. Học ngành Trí tuệ nhân tạo học bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

      • - Nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với công nghệ mới; nắm bắt được nhu cầu thị hiếu theo lứa tuổi, theo thời đại,…
      • - Học tốt các môn tự nhiên, có tư duy sáng tạo, có tư duy logic; có óc trìu tượng kiên trì và nhẫn nại; ham học hỏi, trau dồi kiến thức.
      • - Khả năng làm việc dưới áp lực cao; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tư duy sáng tạo;…
    • h. Ngành Trí tuệ nhân tạo xét tuyển bằng phương thức nào? 

      Để xét tuyển vào ngành Trí tuệ nhân tạo tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

        • - Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
        • - Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm.
        • - Phương thức 3: Xét tuyển bằng (điểm học kỳ cao nhất lớp 10 + điểm học kỳ cao nhất lớp 11 + điểm học kỳ 1 lớp 12) ≥ 18 điểm.
        • - Phương thức 4: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm.
        • - Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm.
        • - Phương thức 6: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia.
        • - Phương thức 7: Xét tuyển thẳng Đại học.
    •  iTổ hợp môn xét tuyển ngành Trí tuệ nhân tạo gồm:  

      • - Toán, lý, hóa (A00)                      
      • - Toán, lý, anh văn (A01)
      • - Toán, văn, anh văn (D01)            
      • - Toán, văn, hóa (D07)
    • - Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm có liên quan đến ngành.
    • Để bắt nhịp với thời đại công nghệ số, các bạn thí sinh hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành: Trí tuệ nhân tạo  Nhịp cầu kết nối thời đại công nghệ” tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn nhé!
    • -----------------------------------------
    • 3. Truyền thông đa phương tiện

a. Mã ngành: 7320104

b. Thời gian đào tạo: Đại học: 4 năm

c. Truyền thông đa phương tiện là gì?

Thời đại phát triển, công nghệ càng tiến bộ, truyền thông càng lên ngôi. Ngành Truyền Thông Đa    Phương Tiện là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin,…), giải trí (game, điện ảnh, hoạt hình…), y học (mô phỏng, tư vấn khám chữa bệnh từ xa…), giáo dục (hướng nghiệp, minh họa trực quan…) và nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống.

d. Ngành Truyền thông đa phương tiện học những gì?

Sinh viên theo học ngành Truyền thông đa phương tiện sẽ được trang bị kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu cùng những kỹ năng thuần thục về báo chí, truyền thông và quảng cáo để có thể viết các ấn phẩm báo chí, biên tập và thiết kế sách báo, chế bản điện tử, sáng tạo nội dung video, làm phong phú nội dung website bằng cách ứng dụng các hiệu ứng đồ họa hiện đại.

Ngoài ra, sinh viên còn được tiếp cận những kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video; kỹ năng thiết kế, tạo ra các sản phẩm đồ họa phục vụ cho truyền thông, quảng cáo, giải trí; kỹ năng tạo ra sản phẩm đồ họa đa phương tiện tương tác như: Kỹ xảo điện ảnh, phim hoạt hình, game, website, đồ họa mô phỏng,…  để có thể đáp ứng tốt và toàn diện những yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đại.

e. Học ngành Truyền thông đa phương tiện làm việc ở đâu?

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể đảm nhận các vị trí công việc ở rất nhiều các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh, với các công việc như:

    • Quản lý, biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách,… (tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản).
    • Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, phim điện ảnh, xử lý âm thanh, hình ảnh trước khi phát sóng, thiết kế các nội dung truyền hình, hay làm các kỹ xảo điện ảnh (tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim).
    • Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu (tại các công ty quảng cáo, PR).
    • Thiết kế, xây dựng website, thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website).
    • Thiết kế đồ họa, mô phỏng, ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục,… (tại các công ty về thiết kế đồ họa).
    • Giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm có liên quan đến ngành.

f. Học ngành Truyền thông đa phương tiện bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

    • Nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với công nghệ mới; nắm bắt được nhu cầu thị hiếu theo lứa tuổi, theo thời đại,…
    • Có tư duy sáng tạo, có tư duy logic; có óc trìu tượng kiên trì và nhẫn nại; ham học hỏi, trau dồi kiến thức.
    • Khả năng làm việc dưới áp lực cao; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tư duy sáng tạo;…

g. Ngành Truyền thông đa phương tiện xét tuyển bằng phương thức nào? 

Để xét tuyển vào ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:

      •    - Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia.
      •    - Phương thức 2: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung của (HK1 + HK2 lớp 11) + HK1 lớp 12 ≥ 18 điểm.
      •    - Phương thức 3: Xét tuyển bằng (điểm học kỳ cao nhất lớp 10 + điểm học kỳ cao nhất lớp 11 + điểm học kỳ 1 lớp 12) ≥ 18 điểm.
      •    - Phương thức 4: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12 ≥ 18 điểm.
      •    - Phương thức 5: Xét tuyển bằng điểm trung bình chung học bạ lớp 12 ≥ 6.0 điểm.
      •    - Phương thức 6: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP. HCM hoặc Đại học Lạc Hồng.
      •    - Phương thức 7: Xét tuyển thẳng Đại học.

 hTổ hợp môn xét tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện gồm:  

    •    - Toán, lý, hóa (A00)                      
    •    - Toán, lý, anh văn (A01)
    •    - Toán, văn, anh văn (D01)            
    •    - Toán, văn, hóa (D07)
    • Để bắt nhịp với thời đại công nghệ số, các bạn thí sinh hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành: Truyền thông đa phương tiện  Nhịp cầu kết nối thời đại công nghệ” tại Trường Đại học Lạc Hồng bạn nhé!
    • ---------------------------
    • 4. Ngành Thương mại điện tử
    • a. Mã ngành: 7.34.01.22

      b. Thời gian đào tạo: Đại học: 4 năm

      c. Thương mại điện tử là gì?

      Thương mại điện tử hay E-Commerce (Electronic Commerce) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử, là hoạt động mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các phương tiện điện tử khác. Các giao dịch này bao gồm tất cả các hoạt động như: Giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và giao hàng,... Từ khi Internet hình thành và phát triển, Thương mại điện tử được biết đến và sử dụng rộng rãi như một phương thức kinh doanh hiệu quả.

      d. Ngành Thương mại điện tử học những gì?

      Sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử được trang bị khối kiến thức nền tảng và chuyên sâu về thương mại điện tử, các phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống kinh doanh trực tuyến, kế toán, tiếp thị, thanh toán điện tử, nền kinh tế điện tử, công nghệ website và mạng xã hội, đặc điểm người sử dụng website; khả năng tham gia hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch và tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại điện tử,…

      Bên cạnh đó, sinh viên được đào tạo kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng chào hàng hóa (sản phẩm) qua Internet, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng thuyết phục khách hàng,… để tự tin tổ chức và phát triển các ứng dụng tin học hỗ trợ những hoạt động giao dịch điện tử, thương mại, kinh doanh điện tử,…

      Sinh viên LHU được tôi luyện trước khi ra mắt nhà tuyển dụng

      e. Học ngành Thương mại điện tử ra trường làm gì? Làm ở đâu?

      Sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể đảm nhận các vị trí công việc như:

      •    - Chuyên gia thương mại điện tử, marketing tại các doanh nghiệp, website chuyên về thương mại điện tử như: tiki.vn. lazada.vn. vinabook.com, ebay.vn,...
      •    - Chuyên gia quản trị, xây dựng, phát triển các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại cơ quan và doanh nghiệp.
      •    - Thăng tiến trở thành Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E-Marketing.
      •    - Mở công ty hoặc xây dựng website riêng hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử.
      •    - Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm có đào tạo ngành Thương mại điện tử,…
    • f. Học ngành Thương mại điện tử bạn cần những tố chất và kỹ năng gì?

      •    - Nhạy bén tiếp cận nhanh và hứng thú với công nghệ mới; có năng lực định hướng, dự báo. Quan trọng hơn cả là niềm đam mê kinh doanh và thương mại điện tử.
      •    - Có tư duy logic; có khả năng phân tích và nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng; kiên trì và nhẫn nại; ham học hỏi, trau dồi kiến thức.
      •    - Khả năng làm việc dưới áp lực cao; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tư duy sáng tạo;…
    • g. Ngành Thương mại điện tử xét tuyển bằng phương thức nào? 

       hTổ hợp môn xét tuyển ngành Thương mại điện tử gồm:  

    •    - Toán, lý, hóa (A00)                      
    •    - Toán, lý, anh văn (A01)
    •    - Toán, văn, anh văn (D01)            
    •    - Toán, văn, hóa (D07)
    • Để bắt nhịp với thời đại công nghệ số, các bạn thí sinh hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành: “Thương mại điện tử – Nhịp cầu kết nối thời đại công nghệ” tại Trường Đại học Lạc Hồng nhé!
    •  
    •  

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  31,949       1/618