Dưới mái trường

7 đại học Việt Nam lọt top 100 Đông Nam Á

 

 
 
- Đến hẹn lại lên (một năm hai lần), trang Webometrics - một tổ chức xếp hạng  các trường đại học trên thế giới theo hệ đo mạng điện tử vừa xếp hạng 7 trường ĐH của Việt Nam trong danh sách 100 ĐH hàng đầu Đông Nam Á.
 
Trong số 7 cơ sở đào tạo, ĐHQG Hà Nội được xếp vị trí số 1 ở Việt Nam, thuộc nhóm 30 các đại học hàng đầu Đông Nam Á, và đứng ở vị trí 1.125 các trường đại học hàng đầu thế giới. Còn ở khu vực Đông Nam Á, ĐHQG Hà Nội xếp ở vị trí thứ 29. Xếp vị trí thứ 2 Việt Nam là ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường này đứng thứ 55 Đông Nam Á và thứ 1.657 thế giới.
 
Tiếp theo thứ tự lần lượt là các trường: Trường ĐH Bách khoa thuộc ĐHQG TP.HCM (xếp thứu 59 Đông Nam Á và 1.714 thế giới; ĐH Cần Thơ (61 Đông Nam Á - 1.783 thế giới; Trường ĐH Nông lâm TP.HCM (84 Đông Nam Á- 2.277 thế giứoi; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (95 Đông Nam Á - 2.569 thế giới; Trường ĐH Lạc Hồng (98 Đông Nam Á - 2.622 thế giới).
 
TS Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - ĐHQG TP.HCM  từng giải thích mục tiêu của Webometrics trước hết là nhằm “cổ vũ các trường đại học và các viện, trung tâm nghiên cứu công bố thông tin trên mạng internet.
 
Công thức để chấm điểm và xếp hạng trang web của các trường đại học được đo bởi 4 chỉ số: Kích thước (Size), Khả năng nhận diện (Visibility), Số lượng “file giàu” (Rich File), Thư tịch nghiên cứu trên mạng (Scholar).
 
Kết quả xếp hạng của Webometrics chính là sự mở rộng áp dụng phương pháp “đo lường trang web”, hay nói chính xác hơn là đo lường chỉ số tác động của trang web (WIF, từ viết tắt của cụm từ Web Impact Factor).
 
Theo TS Phương Anh, kết quả xếp hạng của Webometrics không phải để xác định vị trí tương đối xét về chất lượng của các trường đại học Việt Nam so với nhau cũng như so với các trường khác trong khu vực và trên thế giới. Đó là chưa kể cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro và không chính xác đối với những trang web không sử dụng tiếng Anh.
 
Có thể hiểu cách xếp hạng này như sau: Những trường có vị trí cao là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng.
 
"Nói cách khác, đây là những trang web cung cấp dồi dào các thông tin khoa học, một việc hết sức đáng làm và có ý nghĩa rất quan trọng đối với một trường đại học, đặc biệt là các đại học nghiên cứu".
 
Tuy việc xếp hạng trong "bảng phong thần" của Webometrics không thể hiện "đẳng cấp đại học", nhưng nếu làm tốt duy trì thông tin trên trang web của mình, vị thế của một trường đại học đối với cộng đồng khoa học trong và ngoài nước sẽ ngày càng được nâng cao.
 
Đầu năm 2007, thông tin về 7 trường ĐH Việt Nam (với tên gọi tiếng Anh không rõ ràng) lọt vào bảng xếp hạng của Webometrics khiến nhiều người quan tâm. Đến nay, con số vẫn chưa vượt ra ngoài 7.
 
"Việt Nam chỉ có 7 trường ĐH lọt vào top 100 Đông Nam Á là con số quá ít ỏi" - theo quan sát của TS Vũ Thị Phương Anh.
 
Theo TS - một trong số ít chuyên gia đeo đuổi "câu chuyện xếp hạng ĐH" - thì có thể chỉ ra ngay một nguyên nhân, với cách xếp hạng, phân tích tự động này, sự yếu kém về trình độ tiếng Anh của các giảng viên Việt Nam chính là rào cản lớn hạn chế sự xuất hiện và đóng góp cho cộng đồng khoa học trong khu vực và trên thế giới thông qua trang web của chính trường ĐH.

 

VietNamNet.vn

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        10,417,158       1/736