Tiêu điểm

Cùng EMVITET (Phần Lan) tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Cuộc Cách mạng công nghiệp  4.0 (CMCN 4.0) có ảnh hưởng trực tiếp, lớn nhất đến giáo dục - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0. Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới và đồng thời tận dụng thế mạnh của công nghệ thông tin (CNTT), nhiều trường đại học trên thế giới đã và đang đổi mới toàn diện và theo đó giáo dục 4.0 đang được đánh giá là mô hình phù hợp.

​​​​LHU “bắt tay” với chính phủ Phần Lan để tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Sinh viên LHU giao lưu trải nghiệm công nghệ cùng sinh viên ĐH Dhurakij Pundit tại Thái Lan 

LHU làm gì để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới?

Đánh giá cao vai trò chủ chốt của đội ngũ giảng viên trước cuộc cách mạng này,  ĐH Lạc Hồng (LHU) ngoài việc đẩy mạnh hoạt động CNTT trong quản lý đào tạo, mặt khác tăng cường năng lực cho giảng viên nhóm ngành kỹ thuật. Để làm được điều đó, sáng ngày 26/02/2019, đại diện lãnh đạo nhà trường, TS. Lâm Thành Hiển – Phó Hiệu trưởng trường trực cùng lãnh đạo Khoa CNTT, Khoa Cơ điện – Điện tử và các phòng ban liên qua đã có buổi tiếp và làm việc cùng TS. Irma Kunnari -  Giám đốc Dự án EMVITET - Trường ĐH Khoa học và Ứng dụng Häme (HAMK, Phần Lan) và TS. Katja Maetoloa – Điều phối của Dự án EMVITET.

LHU “bắt tay” với chính phủ Phần Lan để tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Buổi làm việc cùng Giám đốc Dự án EMVITET (Phần Lan) hướng tới hoạt động xây dựng hệ sinh thái giáo dục 

và nhất là tăng cường năng lực cho các giảng viên nhóm ngành kỹ thuật tại LHU

Buổi làm việc xoay quanh nội dung việc ĐH Lạc Hồng sẽ trở thành thành viên của dự án, nhận sự hỗ trợ của dự án để đẩy mạnh mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giảng viên phục vụ giảng dạy 4.0. Từng bước thực hiện đổi mới trong đào tạo, mỗi một giảng viên là người truyền cảm hứng với mục tiêu đáp ứng nhu cầu nhân lực cho nền công nghiệp mới.

LHU “bắt tay” với chính phủ Phần Lan để tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Đại diện LHU giới thiệu những lợi thế của LHU khi tham gia dự án EMVITET

EMVITET (Empowering Vietnamese VET Teachers for Transformation towards Education 4.0 - Tăng cường năng lực cho giảng viên Việt Nam hướng đến giáo dục 4.0) là dự án tăng cường năng lực thuộc chương trình Erasmus+ được tài trợ bởi Cộng đồng châu Âu.

Dự án EMVITET – góc nhìn mới cho LHU

Tham gia dự án này có: Hameen Ammaaikorkeakoulu Oy (Phần Lan, Trưởng Dự án), Dublin City University (Irelen), Katholieke University Leuven (Bỉ), Đại học Lạc Hồng, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Cao đẳng Công Thương TP.HCM, Cao đẳng Công nghiệp Huế và Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng.

LHU “bắt tay” với chính phủ Phần Lan để tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai - Ông Nguyễn Phú Cường (thứ 2, bên trái) bất ngờ trước sự "hội nhập" của LHU 

trong công tác đào tạo nhóm ngành kỹ thuật (ảnh Bí thư Tỉnh ủy tham gia tiết học lập trình Robot Nao của Nhật)

Mục đích chính của Dự án EMVITET gồm:

 - Tạo ra hệ sinh thái học tập mới cho Giáo dục 4.0 tại Việt Nam, dựa trên phương pháp học tập lấy sinh viên làm trung tâm, giáo dục dựa trên năng lực, hợp tác/kết nối mạng trong môi trường kỹ thuật số và chia sẻ kiến thức thông qua cộng đồng thực hành;

- Thay đổi tư duy và hình thành mô hình vận hành mạng lưới kết nối các đại học Việt Nam để đáp ứng với nhu cầu Giáo dục 4.0;

- Thay đổi tư duy của người dạy, người học và các bên liên quan nhằm tạo ra một cách vận hành mới dựa trên sự cộng tác sâu rộng và chặt chẽ của cả hệ sinh thái giáo dục;

- Thay đổi các cấu trúc giáo dục (chương trình giảng dạy, quy trình, quản lý) nhằm gia tăng những hỗ trợ cần thiết để khắc phục những thách thức.

emvitet

Cùng EMVITET xây dựng hệ sinh thái giáo dục

Theo TS. Irma Kunnari -  Giám đốc Dự án EMVITET - Dự án sẽ đào tạo cho khoảng 50 cán bộ/giảng viên cho mỗi trường ở Việt Nam về các vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy và xây dựng hệ sinh thái giáo dục. Đặc biệt, Trường ĐH Lạc Hồng sẽ được cử 10 giảng viên tham gia khoá đào tạo 3 tuần tại Phần Lan và Bỉ. Chương trình đào tạo chia làm 2 đợt, mỗi đợt 5 giảng viên. Các giảng viên tham gia khóa đào tạo có trách nhiệm tổ chức các buổi tập huấn cho các giảng viên khác tại Trường. Ngoài ra phía Chính phủ Phần Lan sẽ tài trợ các trang thiết bị hỗ trợ cho Trường trong quá trình thực hiện dự án.

LHU “bắt tay” với chính phủ Phần Lan để tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Sinh viên được truyền cảm hứng sáng tạo bằng việc sớm tiếp cận máy móc, thiết bị 

Trong buổi làm việc  , Ban quản lý dự án đã giới thiệu các thông tin về dự án và kế hoạch triển khai trong 3 năm tới (2019 - 2020). Các đại biểu dự họp đã thảo luận về các nội dung liên quan đến dự án và các giải phái pháp để dự án mang lại hiệu quả tốt nhất có thể.

Theo các chuyên gia trong ngành giáo dục, trong cuộc CMCN 4.0, cơ hội dành cho tất cả mọi người là như nhau. Ai có năng lực thực sự, có trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng và có thể tạo ra nhiều giá trị cho xã hội, người đó sẽ thành công.

“Bắt tay” với chính phủ Phần Lan để tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0

Giảng viên CNTT biến dự án thương mại thành bài giảng thực tế

Chính vì thế, đối với các trường đại học, CMCN 4.0 đòi hỏi phải đào tạo ra nguồn nhân lực có các kỹ năng mới và trình độ giáo dục cao hơn so với 10 năm trước, bởi thị trường đòi hỏi lao động có trình độ giáo dục và đào tạo cao hơn. ĐH Lạc Hồng không ngững nỗ lực để đáp ứng nhân lực theo nhu cầu xã hội và đặc biệt là tạo ra hệ sinh thái giáo dục lí tưởng cho người học trong tương lai.

Diễm Nhi

chính phủ Phần Lan, tăng cường năng lực cho giảng viên thời 4.0


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        26,245,101       11/815