Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc là gì? Những đơn vị nào được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ theo khung ngoại ngữ 6 bậc? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp những thắc mắc nói trên.
Chứng chỉ tiếng Anh hiện nay đã trở thành điều kiện tiên quyết cho mỗi học sinh, sinh viên muốn ra trường hay những ai muốn thi công chức. Những năm trước chứng chỉ tiếng Anh dành cho khối nhân viên công chức nhà nước là chứng chỉ A, B, C được cấp bởi Bộ GD & ĐT. Nhưng hiện nay chứng chỉ này dường như đã “lỗi thời” và được thay thế bằng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo khung tham chiếu châu ÂU (CEFR).
Một góc hệ thống phòng máy tại Đại học Lạc Hồng
Để có thể tổ chức được kỳ thi này, đòi hỏi các đơn vị phải đảm bảo đủ yếu tố về chất lượng, cơ sở vật chất và các tiêu chuẩn khác..., đồng thời được sự cho phép của Bộ Bộ GD&ĐT. Sáng ngày 30/5/2023 Đại học Lạc Hồng vinh dự nhận được công văn của Cục quản lý chất lượng về việc chấp nhận Đề án “Tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam” tại Đại học Lạc Hồng. Đây vừa là tin vui của nhà trường và tin vui cho học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức, các cá nhân có nhu cầu du học – định cư tại nước ngoài khu vực Miền Nam có thể đăng ký tham gia kỳ thi.
Trong thời gian tới, LHU chính thức tổ chức thi
và cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ 6 bậc áp dụng cho Việt Nam
Được biết, đến thời điểm hiện tại có gần 30 trường đại học được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh (năng lực ngoại ngữ 6 bậc). Trong đó, tại Miền Nam có các đơn vị sau:
Hình thức thi: Tất cả các trường được cấp chứng chỉ ngoại ngữ tại khu vực miền Nam đều tổ chức thi bằng hình thức thi trên máy tính. Mọi bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ tại đây đều được đánh giá diễn ra một cách nghiêm túc, đánh giá khả năng ngoại ngữ của học viên một cách công bằng.