Tiêu điểm

Huyện Vĩnh Cửu vững tin triển khai đề án khoa học của LHU

Từng bước gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo robot, xe tiết kiệm nhiên liệu, các giải thưởng khoa học uy tín… Ban Lãnh đạo (BLĐ) Trường Đại học Lạc Hồng (LHU) còn luôn trăn trở mong muốn đưa khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hơn nửa năm đi tìm giải pháp và kết quả…

Trên tinh thần đó, được sự chỉ đạo quan tâm từ phía BLĐ nhà trường, Tung tâm Nghiên cứu Khoa học và Ứng dụng LHU đã tập hợp các nhà khoa học thuộc lĩnh vực: Kỹ thuật Cơ khí chế tạo; Kỹ thuật Hóa học - Môi trường; Kinh tế … cùng tâm huyết triển khai đề án ứng dụng thí điểm cho huyện Vĩnh Cửu. Đề án xoay quanh hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp, với mong muốn kết qủa từ những NCKH sẽ được đưa vào ứng dụng thực tế.

Huyện Vĩnh Cửu vững tin triển khai đề án khoa học của LHU

Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long trình bày giải pháp

lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học, Môi trường 

Sau nửa năm tiến hành các bước khảo sát thực địa tại từng trang trại heo, từng vườn cam quýt, vườn xoài… liên tục nhận ý kiến phản hồi của người dân và chính quyền sở tại. Qua đó, với nhiệt huyết của tuổi trẻ, đoàn nghiên cứu nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực từ phí BLĐ Uỷ Ban Nhân dân Huyện và đã xây dựng thành công đề án với các giải pháp đề xuất: Hệ thống tưới tiêu tự động, cải tiến béc phun, điều áp hệ thống thủy lợi; Xử lý ô nhiễm trang trại heo; Bào chế thuốc bảo vệ thực vật không độc hại; Chuyển đổi cây trồng hiệu quả kinh tế cao; Đặt biệt là khởi nhiệp cho đoàn viên thanh niên ….

Câu trả lời cho tâm huyết của LHU “mong muốn đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào phát triển nông nghiệp”

Ngày 16/12 vừa qua, trước sự chủ trì của Ông Võ Văn Phi - Chủ tịch Huyện Vĩnh Cửu, Đoàn nghiên cứu LHU đã trình bày đề án, phương án thực hiện trước lãnh đạo các đơn vị liên quan trên địa bàn Huyện như: Trưởng trạm bảo vệ thực vật, Chủ tịch Hội Nông dân, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Phòng Tài chính và Chủ tịch các Xã trên địa bàn Huyện.

Huyện Vĩnh Cửu vững tin triển khai đề án khoa học của LHU

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn trình bày giải pháp

lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí chế tạo

Kết quả là các giải pháp dự án đã được rất nhiều Xã quan tâm và vững tin đăng ký triển khai cụ thể: Giải pháp tưới tiêu tự động - 5 xã đăng ký triển khai; Giải pháp xử lý môi trường - 3 xã đăng ký; Thuốc bảo vệ thực vật - Trung tâm bảo vệ thực vật đăng ký kết hợp nghiên cứu; Chuyển đổi cây trồng có 3 xã mong muốn thực hiện… Đây là phản hồi ngoài mong đợi của Đoàn nghiên cứu. Kết thúc buổi làm việc, Ông Võ Văn Phi - Chủ tịch Huyện Vĩnh Cửu kết luận sẽ lựa chọn các giải pháp phù hợp với đặc điểm từng xã sẽ triển khai trước để làm mô hình điểm, sau đó nhân rộng toàn Huyện. Lãnh đạo Huyện chỉ đạo Phòng Nông nghiệp lên kế hoạch cụ thể để phối hợp với Đoàn nghiên cứu LHU triển khai trong năm 2017.

Huyện Vĩnh Cửu vững tin triển khai đề án khoa học của LHU

Các nhà khoa học LHU mất gần nửa năm khảo sát thực địa

và nghiên cứu trước khi các giải pháp được triển khai

Chuyển giao công nghệ và đưa khoa học vào phát triển nông nghiệp được đánh giá là hoạt động có ý nghĩa rất lớn, nhằm đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, hướng tới nghiên cứu có tính ứng dụng cao; tăng nguồn thu và đầu tư phát triển tiềm lực… Trước tâm huyết của BGH nhà trường, nhiệt huyết của các nhà khoa học, chắc chắn đề án sẽ thành công không chỉ ở huyện Vĩnh Cửu mà sẽ triển khai cho các địa phương khác trên toàn Tỉnh Đồng Nai.

Các nhà khoa học thực hiện dự án

*Lĩnh vực Kinh tế: Tiến sĩ Nguyễn Văn Tân,

*Lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí chế tạo: Tiến sĩ Lê Phương Trường; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn và Thạc sĩ Đỗ Bình Nguyên,

*Lĩnh vực Kỹ thuật Hóa học, Môi trường: Tiến sĩ Nguyễn Huỳnh Bạch Sơn Long; Tiến sĩ Cao Văn Dư và Thạc sĩ Lê Phú Đông, 

Diễm Nhi - Thanh Sơn

Vĩnh Cửu, nông thôn, khoa học, ứng dụng


      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        34,157,073       1/790