Giới thiệu

Khoa Dược  »  Giới thiệu


Bộ môn Thực vật dược

Giới thiệu chung

Bộ môn Thực vật dược (tiền thân là bộ môn Thực vật – Dược liệu) thuộc Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng được thành lập cùng với Khoa Dược vào năm 2013. Văn phòng bộ môn tại phòng H302 cơ sở Dược, Trường Đại học Lạc Hồng.

Bộ môn Thực vật dược đảm nhận trách nhiệm giảng dạy và trang bị các kiến thức cơ bản về tế bào và thực vật cho chương trình đào tạo Dược sĩ Đại học: Sinh học đại cương 1 (sinh học tế bào), Lý thuyết Thực vật dược, Thực hành Thực vật dược. Bên cạnh đó Bộ môn còn tham gia nghiên cứu khoa học và hướng dẫn Sinh viên thực hiện khóa luận tốt nghiệp.

Nhân sự bộ môn gồm:

Đối tượng giảng dạy: Sinh viên hệ đại học chính quy và liên thông.

Mục tiêu giảng dạy:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ bản về tế bào, về hình thái – giải phẫu thực vật và cơ sở phân loại thực vật; giúp sinh viên nắm vững phương pháp phân loại hình thái, so sánh và nhận biết các đặc điểm đặc trưng của từng đơn vị phân loại trong hệ thống phân loại thực vật. Từ đó, sinh viên vận dụng mô tả đặc điểm hình thái và định danh cây thuốc, cũng như công tác kiểm nghiệm dược liệu bằng phương pháp vi học.

Học phần Sinh học đại cương I cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về sinh học tế bào, bao gồm: Cơ sở hóa học của sự sống, cấu trúc và sinh sản của tế bào, năng lượng và sự trao đổi chất ở tế bào.

Học phần Thực vật dược cung cấp cho sinh viên kiến thức đại cương về thực vật học, bao gồm đặc điểm cấu tạo hình thái, giải phẫu của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của thực vật, về phân loại thực vật. Học phần còn trang bị cho sinh viên nguyên tắc chung và phương pháp phân loại thực vật.

Học phần Thực hành Thực vật dược trang bị cho sinh viên phương pháp để khảo sát cấu trúc giải phẫu của các cơ quan sinh dưỡng, phương pháp phân tích đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng và sinh sản của cây thuốc.

Hướng nghiên cứu:

Các nghiên cứu của Bộ môn hướng tới mục tiêu chính là khảo sát đặc điểm thực vật học và định danh cây thuốc; phân biệt dược liệu/cây thuốc nhằm chống giả mạo, nhầm lẫn; điều tra, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc. Từ mục tiêu này, các đề tài nghiên cứu của Bộ môn tập trung vào các hướng nghiên cứu chính là:

  • - Khảo sát đặc điểm thực vật học của cây thuốc.
  • - Phân biệt cây thuốc/dược liệu dễ nhầm lẫn, giả mạo trong công tác thu hái và sử dụng.
  • - Bảo tồn, nhân giống cây thuốc.

- Điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc.

Giáo trình và tài liệu:

  • - Cao Văn Thu (2012), Sinh học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
  • - Phạm Thành Hổ (2000), Sinh học đại cương: Tế bào học – Di truyền học – Học thuyết tiến hóa, Nhà xuất bản ĐH Quốc gia TP.HCM.
  • - Trương Thị Đẹp (2007), Thực vật dược, NXB Giáo dục.
  • - Lê Đình Bích (2007), Trần Văn Ơn, Thực vật học, NXB Y học.
  • - Bộ môn Thực vật dược (2016), Thực tập Sinh học tế bào và Thực vật dược, Giáo trình nội bộ, Khoa Dược, trường đại học Lạc Hồng.
  • - Võ Văn Chi (2018), Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) tập 1. NXB Y học.
  • - Võ Văn Chi (2018), Từ điển cây thuốc Việt Nam (bộ mới) tập 2. NXB Y học.
  • - Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật.
  • - Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật.
  • - Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 2, NXB Khoa học kỹ thuật.
  • - Đỗ Huy Bích và cs (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam tập 3, NXB Khoa học kỹ thuật.

 


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  257,482       1/589